2010/03/02

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP KHOA HỌC




(Thầy Nguyễn Thanh Liêm sưu tầm) 
Hãy tập trung vào nhiệm vụ mà bản thân phải thực hiện. Đặt lên bàn học tất cả những sách vở cần thiết. Hãy chọn một trong ba phương pháp sau:


A_ MURDER (tiếng Anh, viết tắt chỉ phương pháp học tập đặc biệt có hiệu quả) có nghĩa: Khung cảnh thích hợp, đọc qua để hiểu, nhắc lại những nội dung chính, đa`o sâu nội dung chính, mở rộng những nội dung đã nhớ và tự làm bài kiểm tra theo chủ đề.


B_ SQ3R (tiếng Anh, viết tắt) có nghĩa: Xem qua bài vở, tự ra câu hỏi với những chủ đề chính, tự trả lời, tóm tắt nội dung đã thu hoạch được và tổng kết.


C_ Phương pháp Toàn bộ - từng phần – toàn bộ: Thoạt đầu xem qua tất cả một lượt, để tạo ra trong đầu bức tranh tổng thể (danh mục các nội dung, các đề mục, rút ngắn nội dung từng phần, các bảng thống kê, biểu đồ (nếu có); sau đó chia ra từng phần với những móc nối logic giữa chúng với nhau; cuối cùng tổng kết).


- Việc học thuộc lòng từ đầu đến cuối, từng dòng sẽ mang lại cảm giác nặng nề, đơn điệu và ít hiệu quả. Vậy hãy khởi đầu từ những phần khó nhất (sau đó học ngược lại) và xác định học liên tục tối thiểu một mạch 40’, tiếp theo nghỉ ít phút và sau đó vào tiếp hiệp hai 40’.

- Chỉ nhớ những gì mà bản thân đã hiểu, nếu học vẹt sẽ không có hiệu quả. Tập liên kết các bài học theo trình tự thời gian hoặc vấn đề một cách liên hoàn.

- Hãy học một cách tích cực – ghi chép hiện đại, theo dạng biểu đồ tổng quát-bản đồ tư duy: Viết tên bài “gốc cây” ở giữa tờ giấy to, sau đó lần lượt đặt những nội dung quan trọng trên các “nhánh cây”. Mối quan hệ giữa các vấn đề, nội dung được biểu thị bằng những mũi tên. Nhớ trình bày rõ ràng, dùng bút màu để phân biệt các nội dung, gạch chân những vấn đề quan trọng, dùng dấu (?) - trường hợp vấn đề chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ.

- Huy động nhiều giác quan khác nhau để học, thí dụ thị giác (đọc, vẽ..), thính giác (nghe băng ghi âm, thí dụ - tiếng Anh hoặc hỏi bài nhau), giải thích cho ai vấn đề nào đó, tranh luận...

- Hãy học cùng với người thứ hai, không nhất thiết bạn khác giới và cực kỳ hấp dẫn, bởi điều đó sẽ làm phân tán suy nghĩ của bạn. Việc học nhóm là cần thiết, nếu như bạn thiếu tự tin, nhiều vấn đề không hiểu hoặc còn khá nhiều lỗ hổng – nhìn chung bạn không thể bắt tay vào học hoặc đang lúc hoang mang, thiếu bình tĩnh. Học nhóm sẽ có hiệu quả, nếu hai người viết những câu hỏi có thể ra những mảnh giấy và bốc thăm trả lời. Người thứ hai kiểm tra và lập tức bổ khuyết. Sự trao đổi sẽ giúp thuần hoá kiến thức tốt hơn so với một mình đối thoại với bức tường.

- Trong một ngày có thể áp dụng phương pháp học xen kẽ nhiều môn khác nhau.

- Một ngày trước hôm thi, tự nhẩm lại bài trước khi ngủ, theo biểu đồ tổng hợp. Nhớ ngủ đẫy giấc (não bộ sẽ tự sắp xếp lại tất cả những gì, trước đó bạn đã nạp vào bộ nhớ). Hãy tự nhẩm “Đã thuộc bài, nhất định thi đỗ” nhiều lần trước giấc ngủ. Những người lạc quan bao giờ cũng có cơ may lớn hơn.

- Trường hợp thi vấn đáp: Nhớ chuẩn bị trang phục thích hợp, lịch sự, sạch sẽ. Không được đến muộn. Bình tĩnh trước lúc vào phòng thi. Đứng thẳng người, hít thở sâu 3 lần, mỉm cười, nhìn thẳng, thân thiện vào thầy (cô giáo), hãy chào và nói xin lỗi vì hơi hồi hộp - động tác làm sẽ làm giảm bớt căng thẳng. Đề nghị nhắc lại câu hỏi, nếu như bạn chưa hiểu, hoặc không nghe rõ. Trong trạng thái căng thẳng, thí sinh thường không nghe rõ câu hỏi. Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời. Trả lời thẳng vào đề, rõ ràng, mạch lạc, song không phải tất cả những gì mà bạn biết. Cân phải hiểu rõ câu hỏi và tại sao lại trả lời như vậy.

- Trường hợp thi trắc nghiệm: Ngoài bút bi nhất thiết phải mang thêm bút chì và tẩy. Hãy đọc toàn bộ bài thi, không vội vàng và không kêu ca “bài khó”. Trả lời lần đầu bằng bút chì (viết nhẹ tay), xem lại hai lần, kiểm tra lại toàn bài, sửa lại lần cuối trước khi tẩy và viết bằng bút bi.

- Trường hợp thi viết: Nhất thiết phải làm dàn bài chi tiết ra tờ nháp, sau khi đã đọc kỹ đề thi. Chia bài viết theo thời gian và luôn theo sát dàn bài. Chỉ viết vào tờ giấy thi, khi đã hoàn thành dàn bài chi tiết. Bài thi trình bày sạch sẽ, viết rõ ràng, dễ đọc. Đọc lại lần cuối trước khi nộp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét