Tiêu chí đầu tiên của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là Trường học an toàn, nhưng hiện nay tình hình an ninh trật tự trong trường học khó đảm bảo. Mặc dù đưa ra hình thức xử phạt nặng nếu học sinh vi phạm đánh nhau sẽ đình chỉ học tập một năm nhưng vẫn không hề thuyên giảm mà có hướng gia tăng.
Việc giữ gìn an ninh trật tự của trường THPT Nguyễn Văn Thiệt đã trở thành điểm nóng, vì từ đầu năm học đến nay đã xảy ra nhiều vụ vi phạm của HS như: Vi phạm luật an toàn giao thông; trộm cắp,vô lễ với thầy cô; gây sự đánh nhau trong đó nghiêm trọng nhất là trường hợp HS thanh toán nhau bằng hung khí gây đỗ máu và viết thư tống tiền... Trước thực trạng đau lòng và vô cùng nhức nhói mà thầy trò trường THPT Nguyễn Văn Thiệt luôn quan tâm và trăn trở. Song sự cố gắng từ một phía không làm thay đổi tình thế mà cần sự đồng lòng ủng hộ, sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục giữa nhà trường- gia đình- xã hội ( nhất là lực lượng công an địa phương) cùng tìm ra giải pháp tối ưu nhất để giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường.
*Tình hình vi phạm An ninh trật tự ở Trường:
Từ đầu năm đến nay ở trường đã xảy ra 13 vụ vi phạm:
1/ Vi phạm đánh nhau có 6 vụ trong đó nghiêm trọng nhất là vụ của HS lớp 10F dùng dao đâm HS lớp 11D 3 nhác trong đó có 1 nhác trúng phổi ( Vụ án này công an Huyện đang điều tra xử lí).
2/ Vi phạm hăm dọa, vô lễ nghiêm trọng với GV: có 2 vụ ( Trường đã họp hội đồng kỉ luật đình chỉ học tập 1 năm gởi về gia đình và địa phương quản lí vì nhà trường không thể giáo dục được).
3/ Có 3 vụ trộm cắp (2 vụ trộm xe đạp+ 1 vụ ăn cắp tiền quỹ lớp).
4/ Một vụ tàng trữ dĩa VCD có nội dung đồi trụy.
5/ Một vụ viết thư nặt danh tống tiền.
* Nguyên nhân bạo lực học đường và vi phạm pháp luật càng tăng do:
1/ HS vi phạm đánh nhau, vi phạm luật an toàn GT và các tệ nạn XH khác đa số là những học sinh học tập quá yếu, là những HS không ngoan, việc đi học không là sự tự giác của học sinh mà do gia đình ép buộc, thiếu ý thức rèn luyện, khi gặp điều kiện, môi trường thiếu lành mạnh dễ bị tác động.( Đặc biệt Học sinh được xét tuyển vào trường là đa số đối tượng học sinh yếu, kém, cá biệt từ các trường THCS trong Huyện đưa lên).
2/ Một số phụ huynh thiếu quan tâm, phó mặc con em mình cho nhà trường hoặc bất lực trong việc giáo dục con cái. Một số phụ huynh chưa nêu gương tốt cho con em trong giao tiếp, hành xử, trong quan niệm sống.
3/ Do bị ảnh hưởng rất nhiều từ bên ngoài như: phim ảnh, thông tin bạo lực trên mạng Internet,Game nên dần dần bị nhiễm các tư tưởng bạo lực, thích thể hiện mình qua việc đánh đấm cho rằng như vậy mới “anh hùng”.
4/ Do nhà trường chưa tạo được nhiều loại hình vui chơi bổ ích trong học sinh. Để từ đó GVCN, đoàn thể nhà trường có điều kiện gần gủi, tiếp xúc với các em và cũng thông qua việc vui chơi mà giáo dục học sinh.
5/ Sự phối hợp giữa nhà trường (Đoàn TN+ GVCN) với phụ huynh học sinh và công an địa phương có thực hiện nhưng thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ. Chủ yếu phối hợp xử lí khi những vụ việc đã xảy ra rồi, chứ chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
7/ Việc quản lí của nhà trường chưa được chặt chẽ, chưa phân công LL tự vệ cơ quan trường học +GV tuần tra ở các lớp vào giờ ra chơi và giờ ra về. Đây là thời điểm dễ để HS giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng cú đấm…
8/ Do sức ép về thành tích, sức ép về tỷ lệ thi cử, về thi đua nên ở lớp dưới các em có hành vi bạo lực nhưng nhà trường không xử lí nghiêm, không giáo dục đến nơi đến chốn ( có một số HS lớp 10 mới vào trường 1,2 ngày thì đã gây sự đánh nhau, đem hung khí vào trường khi đến công an thị trấn thì mới biết các em đã từng gây sự đánh nhau nhiều lần ở trường THCS).
*Biện pháp:
-Đối với nhà trường :
1/ Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua các giờ SH tập thể, hoạt động NGLL, lồng ghép vào các môn học có liên quan.
2/ Mỗi thầy giáo,cô giáo là một tấm gương đạo đức cho HS noi theo; trong ứng xử, hành xử phải đúng mực; phải tạo được uy tín với tất cả mọi người, nhất là HS; trong giải quyết vụ việc phải đảm bảo công bằng, khách quan, làm sao để HS thấy tâm phục, khẩu phục (Kiểm điểm lại chúng tôi có một tập thể sư phạm luôn đoàn kết, chuẩn mực về đạo đức, cách sống nhưng không thể lôi kéo HS).
3/ Tổ chức nâng kém cho học sinh đầu năm để giải quyết bài toán chất lượng, tạo điều kiện cho HS lấy lại kiến thức từ đó có ý thức học tập tốt. ( Trường gặp khó là những HS Yếu lại không tham gia học nâng kém)
4/ Tăng cường sự gắn kết giữa thầy cô, cha mẹ với học sinh.Đặc biệt là GVCN phải gần gủi với HS nắm bắt tâm tư tình cảm của HS trong lớp, kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực của HS( Trốn học,những HS chơi theo băng nhóm và tụ tập băng nhóm đi chơi, băng nhóm gây hấng, hăm dọa đánh nhau…) để từ đó phối hợp tốt với đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh học sinh với LL công an địa phương, ngăn chặn kịp thời những mầm mống bạo lực học đường, gây mất an ninh trật tự.
5/ Giữa các bộ phận từ BGH+Đoàn TN+GVCN+GVBM cần phối hợp tốt trong giáo dục nhận thức của HS- thành lập tổ tư vấn trong nhà trường.
6/ Đoàn thể trong nhà trường có kế hoạch xây dựng nhiều phong trào học tập, vui chơi giải trí nhằm tạo sân chơi bổ ích cho học sinh.Qua đó có điều kiện gần gủi giáo dục học sinh.( Vụ việc đâm nhau đỗ máu do mâu thuẫn của lần tham gia thi đấu bóng đá của Đoàn trường tổ chức mừng ngày 20/11)
7/ Nêu gương người tốt việc tốt trong những giờ sinh hoạt tập thể, trong giờ chơi để giáo dục đạo đức cho học sinh.
8/ Nêu cao vai trò của Đoàn, Hội trong công tác quản lí HS của nhà trường. Tổ chức công tác học sinh tự quản, nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội tự vệ cơ quan, lực lượng học sinh xung kích tình nguyện bảo vệ an ninh trật tự trong nhà trường.
9/ BGH- GVCN- lực lượng đoàn viên GV tham gia quản lí HS, tăng cường việc tuần tra trong giờ ra chơi, ra về, giải tán đám đông ở các lớp (do HS lớp khác kéo đến gây sự), các đám đông ngay cổng trường.
10/ Yêu cầu GVCN lập danh sách HS đi học bằng xe gắn máy nộp cho đoàn trường để phối hợp với LL công an kiểm tra việc thực hiện luật an toàn giao thông trong học sinh.
- Đối với trường THCS:
+Cần giáo dục và xử lí nghiêm những HS có hành vi bạo lực, tránh vì thành tích mà dung dưỡng không xử lí đến nơi, đến chốn với những biểu hiện sai phạm có hệ thống của HS.
+Phòng GD cần chỉ đạo và kiểm tra sâu sát đối với các trường, sao cho kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng về học lực và hạnh kiểm mang tính trung thực, khách quan.
-Đối với PHHS:
+Nâng cao trách nhiệm gia đình, gia đình phải gương mẫu về cách sống, cách làm việc, nói năng và hành vi ứng xử, nên dành thời gian gần gủi chăm sóc, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính đáng của con mình.
+Phối hợp tốt với nhà trường(GVCN) trong quan tâm giáo dục con cái.
-Đối với chính quyền địa phương:
+Lực lượng công an cần có kế hoạch hỗ trợ nhà trường trong việc tuần tra ở các giờ cao điểm trước khi vào học, giờ ra về để giải tỏa các đám đông, ngăn chặn kịp thời các vụ đánh nhau, vi phạm luật an toàn giao thông...
+ Khi LL công an tham gia xử lí các vụ HS vi phạm thì cần phản hồi kết quả xử lí kịp thời cho nhà trường, để nhà trường có biện pháp giáo dục, và xử lí tiếp theo.. Vào những thời điểm các đ/c công an giải quyết vụ việc HS vi phạm, khi có kết quả xử lí thì vào giờ sinh hoạt đầu tuần các Đ/c Công an có thể đến trường đọc quyết định xử phạt những học sinh vi phạm trước toàn thể HS,GV có sự tham dự của PHHS.Từ đó có thể giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho những học sinh khác.
+Tăng cường phối hợp và kiến nghị với các ngành chức năng có biện pháp kiểm tra, giám sát, giải tỏa các hàng quán, dịch vụ Internet, Karaoke, các điểm trông giữ xe… xung quanh trường học có những biểu hiện phức tạp về an ninh trật tự, vi phạm các qui định của Nhà nước ở địa phương.
+Cần có sự tham gia họp định kỳ và thường xuyên giữa các lực lượng phụ trách trong hội đồng GD nhà trường và các đồng chí công an phụ trách điểm trường để kịp thời nắm bắt các diễn biến và có hướng phòng, chống HS vi phạm pháp luật- BLHD sao cho có hiệu quả.
Với đầy ấp những vụ việc vi phạm của HS Trường THPT Nguyễn Văn Thiệt. Chúng tôi mong rằng lãnh đạo chính quyền địa phương, các ngành chức năng cảm thông( nhất là LL công an địa phương),chia sẽ những khó khăn hiện nay của nhà trường. Quan tâm, hỗ trợ tích cực trong việc giữ gìn an ninh trật tự trong trường học. Để các em thấy yên tâm khi cắp sách đến trường, cho các em cảm nhận được “ mỗi ngày được đến trường là một niềm vui”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét